A DI ĐÀ PHẬT NHẤT TỰ TÂM CHÚ
Chơn ngôn “Hật Rị”.
Om A Mi Tabha Hrih.
Úm A Di Đát Phạ Hật Rị Sa Ha.
Câu chú này luôn luôn đi theo với Úm Ma Ni Pát Mê Hum (Hồng). Căn cứ theo chư sư truyền lại, nên thêm Úm A Di Đát Phạ và thêm chữ Ta Ha cũng được.
Kinh dạy: Chữ Hật Rị (HRIH) Đủ bốn chữ thành một Chơn ngôn. Chữ Hạ tự môn, nghĩa là tất cả pháp nhơn bất khả đắc. Chữ RA tự môn, nghĩa là tất cả pháp ly trần. Trần nghĩa là ngũ trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc). Cũng gọi hai món chấp trước năng thủ và sở thủ. Chữ Y tự môn, là tự tại bất khả đắc, hai điêm ác tự nghĩa. Chữ Ác gọi là Niết Bàn. Do giác ngộ các pháp vốn không sanh, đều xa lìa món chấp trước, chứng được pháp giới thanh tịnh. Chữ Hật Rị này cũng nói làm tàm (hổ thẹn), nếu nói đủ là tàm quí (hổ thẹn), tự thẹn với lương tâm mình và xấu hổ đối với kẻ khác, vì thế nên không làm tất cả điều bất thiện vậy. Đầy đủ tất cả pháp lành vô lậu vậy. Cho nên Liên Hoa Bộ cũng gọi là Pháp Bộ.
Do gia trì chữ Hật Rị này mà ở thế giới Cực Lạc, nước, chim, cây, rừng đều diễn nói pháp âm. Rộng như trong kinh đã thuyết minh. Nếu có người nào trì một chữ Chơn ngôn này, có công năng hay diệt trừ tai họa, tật bệnh. Sauk hi chết sẽ sanh về cõi An-Lạc quốc, được thượng phẩm thượng sanh. Đây là nhứt thông tu Quán Tự Tại tâm Chơn ngôn của người tu hành và cũng là hay trợ giúp cho các người tu các bộ Du Già vậy.
Nam-mô bạt dà phạt đế, Bệ sát xả Lụ rô thích lưu ly,
Bát lặt bà, Hắt ra xà dã
Đát tha yết đa da, A ra hắt đế, Tam miệu tam bột đà da.
Ðát điệt tha. Án Bệ sát thệ Bệ sát thệ Bệ sát xã
Tam một yết đế tá ha
Đát tha yết đa da, A ra hắt đế, Tam miệu tam bột đà da.
Ðát điệt tha. Án Bệ sát thệ Bệ sát thệ Bệ sát xã
Tam một yết đế tá ha
Nghị lực khởi tâm niệm đọc câu Thần Chú Dược Sư
trên, niệm đến khi tật bệnh tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, gia đình, gia quyến được
bình yên. Khi quý vị thấy được sự nhiệm mầu này rồi thì nên khuyên người khác bỏ
ác làm lành cùng xưng niệm Phật Dược Sư để mọi người, mọi loài khắp nơi cùng sống
yên vui không còn nạn tai, bệnh khổ nữa.
MẬT TÔNG THIÊN ĐÌNH
NGŨ BỘ THẦN CHÚ
Án lam.
Án sĩ lâm
Án ma ni bát di hồng,
Án chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha.
Án bộ lâm.
Án sĩ lâm
Án ma ni bát di hồng,
Án chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha.
Án bộ lâm.
NGŨ BỘ THẦN CHÚ
Ngũ Bộ chú được viết như sau:
Om Ram
Om Shrim
Om Mani Pedme Hum
Om Cale Cule Cunde Svaha
Om Bhrum
Phiên âm Phạn Việt như sau:
Um Ram hoặc là Um Rôm
Um Si-Răn
Um ma ni pết mê hùm
Um cha lê chu lê chun đê sô ha
Um bơ-Rum
Phiên âm việt như sau:
Án Lam
Án Xỉ Lâm
Án Ma Ni Bát Di Hồng
Án Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha
Án Bộ Lâm
CHƠN NGÔN: ÚM LAM
(hoặc riêng trì chữ Lam
cũng được, Lam hoặc Lãm)
Chữ Lam tịnh pháp giới
này, nếu tưởng hoặc tụng, hay khiến ba nghiệp thảy đều thanh tịnh, tất cả tội
chướng tận diệt tiêu trừ. Lại hay thành tựu xong xuôi tất cả việc thù thắng,
tùy chỗ trụ xứ thảy được thanh tịnh, y phục không tịnh lại được tịnh y, thân
không tắm rửa lại được sạch sẽ. Nếu dùng nước làm sạch không gọi là chơn tịnh,
nếu gồm pháp giới tâm, Lam Tự này tịnh đó, tức gọi rốt ráo thanh tịnh bình. Như
một hạt linh đơn, điểm sắt thành vàng báu. Một chữ Chơn ngôn biến nhiễm thành
tịnh. Kệ rằng:
Ra tự sắc trắng sạch
Không điểm trang nghiêm đó.
Không điểm trang nghiêm đó.
Như trên đảnh kia minh
châu để nơi nhục kế, Chơn ngôn đồng pháp giới, vô lượng các tội trừ. Tất cả
chạm chỗ uế, phải gia Tự môn này. Cho nên Liên Hoa Bộ Niệm Tụng Pháp nói: nếu
chạm chỗ dơ uế, phải quán tưởng trên đảnh có chữ pháp giới sanh ra, phóng ánh
sáng sắc đỏ. Nghĩa là LAM tự vậy.
(Nếu thật không có ngoại
duyên đầy đủ, không nước tắm rửa, thiếu y mới thanh tịnh, dùng chữ LAM này tịnh
đó, nếu ngoại duyên đầy đủ mà không tắm rửa thay áo mới, để làm phép tịnh này
là người không có lòng cung kính, là người biếng nhác, chính là lỗi khinh mạn
vậy. Như thế làm sao sanh phước diệt tội được? Thành tựu việc sở cầu Tất-địa.
Nếu trước như pháp tắm rửa sạch sẽ, mặc y mới thanh tịnh, lại dùng chơn ngôn
này tịnh nữa, tức trong ngoài thanh tịnh, việc mong cầu sẽ mau được linh
nghiệm).
VĂN-THÙ NHỨT TỰ
CHƠN-NGÔN: ÚM XỈ-LÂM.
Chữ xỉ-lâm này là hai âm (nhị hiệp), hoặc ba âm (tam hiệp): Thất-li-long, hoặc bốn âm (tứ hiệp): Thể-li-hê-dâm. Ngài Nghĩa Tịnh dịch: Thất-lạc-hê-diêm. Bốn chữ như vậy hợp làm một tiếng, mới thành Phạn âm một chữ. Như không thể hiểu rành Phạn âm, thì thật khó được chơn diệu. Một chữ Vương Chú này, công lực rất lớn không thể nghĩ bàn.
Như Văn-thù Nhất Tự
Đà-ra-ni Pháp nói: Đức Thế Tôn bảo các chư Thiên rằng: Nên biết Đà-ra-ni này là
vua lớn trong các Chú, có đại Thần lực. Nếu có người trai lành, gái tín, hay
thọ trì Văn-thù sư-lợi Bồ-tát thường đến ủng hộ. Hoặc khi thức, hoặc trong
chiêm bao, vì hiện thân tướng và các việc lành. Chú này còn hay nhiếp được
Văn-thù sư-lợi Bồ-tát, huống các Bồ-tát và các chúng Hiền Thánh, Thế, Xuất thế
gian. Chú này có công năng tiêu trừ tất cả tội ngũ nghịch, tứ trọng và nghiệp
thập ác. Nên biết Chú này đối với các Thần chú trong thế gian và xuất thế gian
rất là thù thắng hơn hết. Là tâm của chư Phật hay khiến tất cả các sở nguyện
thảy đều đầy đủ. Khi chưa làm phép (tác pháp) tức hay thành tựu tốt đẹp các
việc như ý. Nếu phát vô thượng đại Bồ-đề tâm, tụng một biến có năng lực thủ hộ
tự thân mình. Nếu tụng hai biến có năng lực thủ hộ đồng bạn. Nếu tụng ba biến
có năng lực thủ hộ người trong một nhà. Nếu tụng bốn biến có năng lực thủ hộ
người trong một thành. Nếu tụng năm biến có năng lực thủ hộ người trong một
nước. Nếu tụng sáu biến có công năng thủ hộ người trong nhất thiên hạ. Nếu tụng
bảy biến có công năng thủ hộ người trong tứ thiên hạ. Nếu trong mỗi buổi sớm
mai tụng một biến chú này trong nước rửa mặt hay khiến người thấy sanh lòng
hoan hỷ, còn nói rằng: Nếu có chúng sanh bị Phi đầu Quỷ bắt giữ, lấy tay mình
thoa nơi mặt người kia, tùng chú 108 biến, làm ra tướng mạo đáng sợ, liền lấy
tay trái kiết bổn sanh ấn (lấy ngón tay cái co để trong lòng bàn tay, bốn
ngón sau nắm ngón tay cái lại, hình như cầm cú) tức tự nộ hét, đôi mắt ngầm
nghiêm, tụng thần chú này mà thoa vào người bệnh, hoạn bệnh tức trừ. Nếu tất cả
quỷ gây làm hoạn bệnh, dùng chú này chú vào tay mặt 108 biến, thiêu An tức
hương xông đó, tay trái kết ấn bổn sanh, tay mặt xoa vào đầu bệnh nhơn, bệnh
tức trừ lành. Nếu muốn đi qua tất cả chỗ hiểm nạn, sư tử, hổ lang, độc xà, oán
tặc nên cần phải thân tâm không được gần gũi người nữ và ăn đồ ngũ tân, tất cả
rượu thịt, đối các chúng sanh khởi đại bi tưởng, chí tâm tụng chú 49 biến, thì
các oán ác tự nhiên lui tản, giả như có gặp cũng đếu hoan hỷ. Chú này có những
chúng sanh, hoặc một kiếp, hoặc vô lượng kiếp, cho đến danh tự cũng không thể
nghe được, huống gì được thấy mà chuyên tâm trì tụng, Đà-ra-ni này hay khiến
chúng sanh hiện đời và đương lai thường được an ẩn, cùng các Như Lai và chúng
đại Bồ-tát, thường làm quyến thuộc. Vậy cho nên phải ân cần sanh tâm tưởng khó
gặp, không nên khinh nhẹ, khởi nghi hoặc tâm, rộng như các kinh đã nói, không
thể chép hết.
LỤC TỰ ĐẠI MINH
CHƠN-NGÔN
- Úm ma ni pát mê hum.
- Úm ma ni bát di hồng.
- Úm ma ni pát mê hum.
- Úm ma ni bát di hồng.
- Úm ma ni pết-nạp minh
hồng.
Kinh Trang Nghiêm Bảo Vương nói: Khi bấy giờ đức Quán Tự Tại Bồ-tát nói Thần Chú Đại Minh này, bốn đại bộ châu và cung điện của các cõi trời, thảy đều rung động, nước bốn biển lớn, nổi sóng ào ạt, hết thảy các ma làm việc chướng ngại sợ hãi chạy trốn tản mất.
Phật bảo Trừ Cái Chướng Bồ-tát rằng: Sáu chữ Đại Minh Đà-ra-ni này, khó được gặp gỡ, nếu có người nào được sáu chữ Đại Minh Vương đây thì người đó tham, sân, si độc không thể nhiễm ô, nếu đeo mang trì giữ nơi thân, người đó cũng không nhiễm trước bệnh ba độc. Chơn ngôn này vô lượng tương ưng, với các Như Lai mà còn không biết, huống gì Bồ-tát làm thế nào biết được? Đây là chỗ bổn tâm vi diệu của Quán Tự Tại Bồ-tát. Nếu người nào hay thường thọ trì chú Đại Minh này ở lúc trì tụng có chín mươi chín căn-già hà sa số Như Lai tập hội, lại có vi trần số Bồ-tát tập hội, lại có vô số Thiên Long Bát Bộ đến để hộ vệ người ấy. Người trì tụng Thần chú này bảy đời dòng họ đều sẽ được giải thoát, trong bụng có loài trùng sẽ được địa vị bất thoái chuyển của Bồ-tát. Nếu đeo trì trong thân trên đảnh, có người được thấy người đeo trì ấy cũng như đồng thấy thân Kim Cang của Như-Lai. Nếu hay ý pháp niệm tụng, tức được vô tận biện tài, ngày ngày thường đủ sáu Ba-la-mật viên mãn công đức. Nếu trong miệng hơi thở ra chạm vào người nào, người đó liền khởi tâm lành xa lìa các sân độc, sẽ được bất thoái chuyển Bồ-tát, mau chứng Vô thượng Bồ-đề. Người đeo trì giữ gìn Chú này, lấy tay rờ đến người nào, hoặc lấy mắt liếc nhìn đến các loài dị loại, các hữu tình, thảy đều mau được địa vị Bồ-tát. Người như vậy vĩnh viễn không thọ các khổ sanh, lão, bệnh, tử.
Lại nữa Phật nói: Vi trần đã có, ta có thể đếm số lượng kia được, cho đến nước đại hải ta có thể biết số lượng kia. Nếu có người niệm sáu chữ Đại Minh một biến, đã được công đức mà ta không thể tính đếm số lượng, giả như trong bốn đại bộ châu, tất cả kẻ nam nữ đều chứng được địa vị Thất địa Bồ-tát, công đức đã có cùng với người niệm Lục Tự Đại Minh một biến mà công đức không sai khác. Nếu có người viết chép Đại Minh này, đồng với việc viết chép 8 vạn 4 ngàn Pháp tạng. Nếu lấy kim bảo cõi Trời tạo hình tượng của các đức Như Lai số như vi trần, không bằng chép viết một chữ trong sáu chữ Đại Minh này, chỗ thu hoạch công đức quả báo không thể nghĩ bàn, người ấy sẽ được 108 món Tam-ma-địa môn. Chỉ niệm một biến sẽ được tất cả Như Lai đem y phục ẩm thực thuốc thang và đồ ngồi nằm đầy đủ tất cả để cúng dường. Pháp này ở trong Đại thừa rất là tối thượng, tinh thuần vi diệu. Tất cả Như Lai và các Bồ-tát thảy đều cung kính chắp tay làm lễ.
Khi nói sáu chữ Chơn ngôn này có bảy mươi trăm ức các đức Như Lai đều đến tập hội, đồng nói: Thất-cu-chi Chuẩn-đề Đà-ra-ni. Vậy nên biết sáu chữ Chơn ngôn cùng với Chuẩn-đề Chơn ngôn đầu đuôi tương tu. Như muốn cùng Chuẩn-đề Chơn ngôn đồng tụng ấy, có thể trước Chuẩn-đề Chơn ngôn niệm tụng. Song cần yếu hiệp hai chữ nạp-minh làm một chữ mới phù hợp Phạn âm. Hoặc muốn riêng trì tụng, công đức như trên đã nói. Nếu muốn như pháp kiết Đàn niệm tụng rõ như bản kinh văn, đây không chép hết.
Ngài Kim Cang Trí nói: Nếu cầu giải thoát mau ra khỏi sinh tử, tu pháp Tam-ma-địa Du-già quán hạnh, vô ký vô số niệm tụng, tức tưởng tự tâm như mặt trăng tròn sáng vắng lặng thanh tịnh, trong ngoài phân minh. Lấy chữ Án trong Tâm nguyệt luân ấy.
Kinh Trang Nghiêm Bảo Vương nói: Khi bấy giờ đức Quán Tự Tại Bồ-tát nói Thần Chú Đại Minh này, bốn đại bộ châu và cung điện của các cõi trời, thảy đều rung động, nước bốn biển lớn, nổi sóng ào ạt, hết thảy các ma làm việc chướng ngại sợ hãi chạy trốn tản mất.
Phật bảo Trừ Cái Chướng Bồ-tát rằng: Sáu chữ Đại Minh Đà-ra-ni này, khó được gặp gỡ, nếu có người nào được sáu chữ Đại Minh Vương đây thì người đó tham, sân, si độc không thể nhiễm ô, nếu đeo mang trì giữ nơi thân, người đó cũng không nhiễm trước bệnh ba độc. Chơn ngôn này vô lượng tương ưng, với các Như Lai mà còn không biết, huống gì Bồ-tát làm thế nào biết được? Đây là chỗ bổn tâm vi diệu của Quán Tự Tại Bồ-tát. Nếu người nào hay thường thọ trì chú Đại Minh này ở lúc trì tụng có chín mươi chín căn-già hà sa số Như Lai tập hội, lại có vi trần số Bồ-tát tập hội, lại có vô số Thiên Long Bát Bộ đến để hộ vệ người ấy. Người trì tụng Thần chú này bảy đời dòng họ đều sẽ được giải thoát, trong bụng có loài trùng sẽ được địa vị bất thoái chuyển của Bồ-tát. Nếu đeo trì trong thân trên đảnh, có người được thấy người đeo trì ấy cũng như đồng thấy thân Kim Cang của Như-Lai. Nếu hay ý pháp niệm tụng, tức được vô tận biện tài, ngày ngày thường đủ sáu Ba-la-mật viên mãn công đức. Nếu trong miệng hơi thở ra chạm vào người nào, người đó liền khởi tâm lành xa lìa các sân độc, sẽ được bất thoái chuyển Bồ-tát, mau chứng Vô thượng Bồ-đề. Người đeo trì giữ gìn Chú này, lấy tay rờ đến người nào, hoặc lấy mắt liếc nhìn đến các loài dị loại, các hữu tình, thảy đều mau được địa vị Bồ-tát. Người như vậy vĩnh viễn không thọ các khổ sanh, lão, bệnh, tử.
Lại nữa Phật nói: Vi trần đã có, ta có thể đếm số lượng kia được, cho đến nước đại hải ta có thể biết số lượng kia. Nếu có người niệm sáu chữ Đại Minh một biến, đã được công đức mà ta không thể tính đếm số lượng, giả như trong bốn đại bộ châu, tất cả kẻ nam nữ đều chứng được địa vị Thất địa Bồ-tát, công đức đã có cùng với người niệm Lục Tự Đại Minh một biến mà công đức không sai khác. Nếu có người viết chép Đại Minh này, đồng với việc viết chép 8 vạn 4 ngàn Pháp tạng. Nếu lấy kim bảo cõi Trời tạo hình tượng của các đức Như Lai số như vi trần, không bằng chép viết một chữ trong sáu chữ Đại Minh này, chỗ thu hoạch công đức quả báo không thể nghĩ bàn, người ấy sẽ được 108 món Tam-ma-địa môn. Chỉ niệm một biến sẽ được tất cả Như Lai đem y phục ẩm thực thuốc thang và đồ ngồi nằm đầy đủ tất cả để cúng dường. Pháp này ở trong Đại thừa rất là tối thượng, tinh thuần vi diệu. Tất cả Như Lai và các Bồ-tát thảy đều cung kính chắp tay làm lễ.
Khi nói sáu chữ Chơn ngôn này có bảy mươi trăm ức các đức Như Lai đều đến tập hội, đồng nói: Thất-cu-chi Chuẩn-đề Đà-ra-ni. Vậy nên biết sáu chữ Chơn ngôn cùng với Chuẩn-đề Chơn ngôn đầu đuôi tương tu. Như muốn cùng Chuẩn-đề Chơn ngôn đồng tụng ấy, có thể trước Chuẩn-đề Chơn ngôn niệm tụng. Song cần yếu hiệp hai chữ nạp-minh làm một chữ mới phù hợp Phạn âm. Hoặc muốn riêng trì tụng, công đức như trên đã nói. Nếu muốn như pháp kiết Đàn niệm tụng rõ như bản kinh văn, đây không chép hết.
Ngài Kim Cang Trí nói: Nếu cầu giải thoát mau ra khỏi sinh tử, tu pháp Tam-ma-địa Du-già quán hạnh, vô ký vô số niệm tụng, tức tưởng tự tâm như mặt trăng tròn sáng vắng lặng thanh tịnh, trong ngoài phân minh. Lấy chữ Án trong Tâm nguyệt luân ấy.
CHUẨN ĐỀ CHÚ
Lấy chữ CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA PHẠ HA, từ trước xoay vòng bên hữu lần lượt liên tục nối nhau thành vòng tròn, quán xét nghĩa của mỗi chữ, tâm luôn luôn tương ưng không sai khác.
TRÌ MINH TẠNG NGHI QUỸ NÓI:
Chữ Án là Tỳ-lô-giá-na Phật căn bản.
Chữ Chiết là là Đại Luân Minh Vương căn bản.
Chữ Lệ là là Đại Phẫn Nộ Bất Động Tôn Minh Vương căn bản cũng là MÃ ĐẦU MINH VƯƠNG CĂN BẢN.
Chữ Chủ là TỨ TÝ PHẬT THÂN CĂN BẢN.
Chữ Lệ là BẤT KHÔNG QUYẾN TÁC CĂN BẢN cũng là Quán-tự-tại Bồ-tát căn bản.
Chữ Chuẩn là Đại
Tôn-na Bồ-tát căn bản.
Chữ Đề là KIM CANG TÁT-ĐỎA BỒ-TÁT.
Chữ Ta-Phạ là Y-CA NẶC-TRA BỒ-TÁT căn bản.
Chữ Hạ là PHẠ-NHỰT RA-NẴNG KHƯ MINH VƯƠNG CĂN BẢN.